Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Khoai Mì


Những biến tấu từ khoai mì

Khoai mì hấp nước cốt dừa thơm ngọt hay khoai mì hấp phô mai béo mềm... là những món ăn ngon miệng được nhiều người ưa thích.

1. Khoai mì hấp nước cốt dừa
Nguyên liệu:
- 2 kg khoai mì (tùy số lượng thành viên trong gia đình bạn có thể tăng hoặc giảm lượng).
- 300 g dừa nạo, 4 thìa soup đường cát, 1 thìa cà phê muối.
khoai-mi-1-8178-1387437669.jpg
Cách chế biến:
- Khoai mì lột sạch vỏ, ngâm nước muối pha loãng trong khoảng 1 giờ để loại bỏ hết nhựa và các độc tố. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi cho vào nồi hấp chín.
- Dừa nạo vắt lấy nước cốt, cho đường và muối vào rồi đánh tan. Khoai mì hấp chín vớt ra, cho vào nồi với ít lá dứa, rưới đều nước cốt dừa lên rồi đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút cho khoai mì thấm nước cốt dừa.
- Ăn kèm với khoai mì là chén muối vừng vừa đậm đà vừa thơm ngon. Lưu ý, cũng với cách nấu trên nhưng bạn có thể giảm lượng đường, cho thêm sữa tươi vào, món ăn sẽ béo và thơm hơn.
2. Khoai mì phô mai
Nguyên liệu:
- 50 g phô mai, 200 g khoai mì, 10 g dừa bào sợi.
- 1/4 thìa cà phê muối, 50 g đường cát, 20 g bơ mặn, 10 g vừng rang vàng.
- 2 thìa cà phê sữa đặc, 60 ml nước cốt dừa.
khoai-mi-2-2445-1387437670.jpg
Cách chế biến:
- Khoai mì lột vỏ, bào nhuyễn. Cho sữa đặc, nước cốt dừa, bơ vào trộn thật đều. Tiếp đến cho phô mai vào trộn đều.
- Làm xong đem hấp chín. Vừng rang vàng trộn với muối, đường để làm muối vừng. Khoai mì hấp chín đánh tơi, rắc muối vừng, dừa nạo lên rồi thưởng thức.
3. Bánh khoai mì
Nguyên liệu:
- 1 kg khoai mì (loại dùng để hấp ăn).
- 150 g ớt bằm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1/4 thìa cà phê bột ngọt.
khoai-mi-3-2656-1387437670.jpg
Cách chế biến:
- Khoai mì lột bỏ vỏ, rửa sạch rồi bào mịn. Sau đó vắt khô nước. Cho ớt, muối, đường, bột ngọt vào rồi trộn đều.
- Vắt khoai mì thành từng phần dài, nhỏ. Đun sôi dầu, cho khoai mì vào chiên vàng.
- Cho khoai mì ra giấy thấm dầu rồi thưởng thức. Món ăn được rán vàng giòn có vị cay xé lưỡi khiến bạn vừa ăn vừa phải hít hà.

Khoai Nagaimo, Khoai Củ Mài, Chinese yam

             


Củ mài, mật mía giúp bổ thận tráng dương


Từ nhiều đời nay, trong dân gian Việt nam đã lưu truyền câu ca dao: Anh ơi ngoảnh mặt ra ngoài/ Mai em đi chợ mua mật với củ mài anh ăn. Mật và củ mài vừa là vị thuốc Đông y, vừa là thực phẩm. Vậy mật và của mài có tác dụng như thế nào? 


Đây là hai vị thuốc của Đông y đã có trên bốn nghìn năm. Mật được chiết xuất từ Cam giá (cây mía), là một vị thuốc bổ, có vị ngọt, tính bình vào các kinh phế, tỳ, vị, can (phổi, tụy, dạ dày, gan), có tác dụng thanh nhiệt nhuận táo, sinh tân dịch, chỉ khát.
Trong Đông y dùng để bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết, người dịch vị kém, ăn uống kém hay khô miệng, tiêu đờm, trị ho, giải khát. Củ mài trong Đông y gọi là Hoài sơn, mọc hoang trong rừng, cả Bắc Trung Nam đều có, cũng là một vị thuốc  bổ có vị ngọt, tính bình vào các kinh tỳ, vị, phế, thận (tụy, dạ dày, phổi, thận). Có tác dụng ích thận khí, bổ dưỡng tỳ vị phế và thận, thanh nhiệt. Củ mài dùng để điều trị các bệnh: thận dương kém, dương sự yếu, đi tiểu đục, tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng. Hai vị thuốc trên vừa bổ thận, vừa bổ tỳ có nhiều trong các bài thuốc Đông y.
Bài thuốc “Tư sinh Thận khí hoàn”
Thành phần: Thục địa 16 g, đan bì 8 g, hoài sơn (củ mài) 12 g, sơn thù 8 g, nhục quế 6 g, phục linh 12 g, trạch tả 8g, xa tiền tử 12 g, ngưu tất 8 g, phụ tử chế 6 g.
Các vị thuốc trên tán bột mịn quyện với mật mía, làm viên hoàn mỗi viên 5 g, ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên sau khi ăn sáng và ăn tối, uống với nước đun sôi để ấm. Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng tỳ thận hư yếu, ăn ngủ kém, đau lưng, tiểu tiện không thông (hay đái rắt) nam giới dương sự kém, phụ nữ lãnh cảm tình dục.
Bài thuốc “Sơn dược hoàn”
Thành phần: Hoài sơn (củ mài) 16 g, cửu thái tử (hạt hẹ)12 g,  sơn thù 6 g, thỏ ty tử (hạt tơ hồng) 12 g, thục địa 12 g, xa tiền tử (hạt mã đề) 12 g, phụ tử chế 6 g, nhục quế 6 g.
Tán bột các vị thuốc trên với mật mía, mỗi viên 5 g, ngày uống 2 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng và ăn tối. Đây là bài thuốc đại bổ thận tráng dương. Điều trị chứng hạ nguyên hư suy, thận suy dẫn đến vô sinh.
Bài thuốc “Sơn dược thang”
Thành phần: Củ mài 20 g, bạch truật 20 g, cam thảo 8 g, cát căn (sắn dây) 20 g, hoàng kỳ 20 g, đảng sâm 20 g. Mỗi ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày để trị bệnh tiểu đường.
Ngoài các bài thuốc trên, củ mài còn làm thức ăn bổ dưỡng như: nấu chè củ mài với mật mía ăn vào mùa đông xuân để bổ thận sinh tinh, ấm tỳ vị. Củ mài hầm với chim bồ câu, hạt sen, ý dĩ, gạo nếp, đại táo giúp phụ nữ sau khi sinh ăn vừa bổ khí, huyết vừa có nhiều sữa.

Khoai Mỡ, Khoai Tím,Khoai Trắng


Tác dụng giảm cân, phòng bênh của khoai mỡ

Khoai mỡ  đã quá quen thuộc với Việt Nam, từ lâu đã trỏ thành món ăn quen thuộc trong bưa cơm gia đình. Và trên thế giới, khoai mỡ được cho là loại lương thực quan trọng và sủ dụng khá rộng rãi. Tác dụng giảm cân, phòng bệnh của khoai mỡ :
tac dung giam can phong benh cua khoai mo
Theo bộ nông nghiêp Mỹ, khoai mỡ giàu kali, chất xơ duy trì huyết áp ổn định. Khoai mỡ còn là thực phẩm giảm cân hiệu quả và phòng bênh. Ngoài ra chất xơ và carbohydrate giúp cơ thể cân bằng trọng lượng cơ thể và đường huyết trong máu.. Chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, sẽ giúp tăng cảm giác no, hạn chế thức ăn vào cơ thể, giúp phân bổ trọng lượng đều đặn,giúp thu hẹp vòng eo của bạn.
Không chỉ có tác dụng giảm cân, mà còn phòng bệnh hiệu quả : ổn định huyết áp, giảm  triệu trứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, lợi tiểu, chống viêm nhiễm( đặc biệt là đường tiểu, bàng quang), giảm đau bụng, đau thần kinh, chống căng cơ, chuột rút, . Những người bị bệnh lý về tim mạch thường có hàm lượng homocysteine cao, gây tổn hại cho thành mạch máu. Vitamin B6 chứa trong khoai mỡ có thể giúp cơ thể phá vỡ homocysteine, ngăn ngừa bệnh tim . … Rất nhiều công dụng phòng bệnh mà chúng ta cần lưu ý.

Phải sử dụng khoai mỡ như thế nào để giảm mỡ:

Có thể gọt vỏ, rửa sạch, sắt khúc có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo sở thích từng người: luộc, nấu canh, chiên…
khoai-mo-chien
Nên chế biến khoai mỡ thật chín, không nên ăn sống. Không nên ăn nhiều khoai mỡ vì có thể gây tác dụng phụ: nôn mửa, tiêu chảy. Những người bị gan, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt nên cẩn thận khi sử dụng khoai mỡ
canh khoai mo giup giam can
Tuy tác dụng giảm cân phòng bệnh hoai mỡ giảm cân phòng bênh hiệu quả, nhưng không nên sử dụng nhiều. Vi vậy chỉ sử dụng khoai mỡ kèm với chế độ ăn kiêng giảm cân khác. Ngoài tác dụng giảm cân, phòng bệnh của khoai mỡ, còn một phương pháp giảm cân hiệu quả và an toàn là thuốc giảm cân Best Slim USA hổ trợ tốt cho quá trình giảm cân của bạn. Đây là thuốc được sản xuất bởi tập đoàn hàng đâu của Mỹ, được chiết xuất hoàn toàn từ thành phần thiên nhiên, tác dụng đào thải mỡ thừa nhanh chóng, đồng thời còn ngăn ngừa tăng cân trở lại. Thuốc giảm cân là sự lụa chọn thông minh của bạn bởi không tốn nhiều thời gian lại hiệu quả.

Khoai lang tím nhật,khoai lang vàng

 


Công dụng tốt không tưởng của khoai lang


Là thức ăn dân dã nhưng khoai lang có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của con người, lại chế biến được nhiều món ngon.

Chống oxy hóa và chống viêm
Có lượng vitamin C, A dồi dào (dưới dạng beta-caroten), khoai lang giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và giảm khả năng phát sinh những bệnh viêm nhiễm như bệnh suyễn, cảm cúm, viêm khớp…
Chữa táo bón
Có rất nhiều cách để chế biến khoai lang dành cho người bị táo bón như:
- Ăn khoai luộc không hoặc chấm mật, chấm vừng
- Ăn khoai với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối.
- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).
- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.
- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
- Khoai lang tươi xào dầu vừng, canh rau lang, rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường
tuy1-549705-1374299328-600x0-4132-141993
Chè khoai lang có cách nấu đơn giản, vị ngọt nhẹ, chữa táo bón. Ảnh: Cún Khang.
Trị biếng ăn
Cho trẻ ăn dặm bằng bột khoai lang vàng, đỏ quấy với bột, sữa.
Chữa quáng gà
Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
Dành cho bà đẻ ít sữa
Lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín thịt lợn rồi cho lá khoai lang đã mềm, thêm gia vị.
Chữa viêm tuyến vú
Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên ngực, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.
Trị say tàu xe
Củ khoai lang tươi rửa sạch rồi nhai nuốt cả nước và bã.
Phụ nữ băng huyết
Rau lang tươi một nắm rửa sạch, đem giã nát, lấy nước cốt uống.
raulang-8939-1419933381.jpg
Phần lá khoai lang cũng có thể nấu được nhiều món ngon như luộc, xào, nấu canh. Ảnh:danthucpham.
Chữa vàng da
Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.
* Lưu ý khi dùng khoai lang
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
cukhoailang-3458-1419933381.jpg
Khoai rửa sạch, để cả vỏ sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ảnh: foodguide.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.